Cáy – còn gọi là cua càng đỏ là một họ cua, sống ở các vùng nước lợ ven sông như Giao Thủy (Nam Định), Tiền Hải (Thái Bình), Đồ Sơn (Hải Phòng). Cáy thường sống trong hang ở các cửa sông gần biển, nắng càng to thì cáy bò ra khỏi hang tìm thức ăn càng nhiều. Người dân thường đi bắt cáy để cải thiện bữa ăn và kiếm thêm thu nhập.
Cáy có nhiều loại: Cáy đỏ càng, cáy gió, cáy đen, cáy lông… Con cáy lông nho nhỏ nhưng càng to, các chân nhiều lông, mang của chúng thường có nhiều màu vân. Về thành phố cáy chỉ còn 2 loại chính là:
– Loại cáy nhỏ (bằng hoặc lớn hơn cua đồng chút).
– Loai cáy to gọi là con cáy bánh chưng (to gần bằng bao diêm), to hơn cua đồng, đặc, nhiều thịt và gạch cũng rất nhiều, màu gạch vàng rộm, dễ làm chứ không mất thời gian như cua đồng.
Thịt cáy ngọt nên có thể nấu canh, làm mắm ăn dè quanh năm. Trứng cáy có thể rang khô bỏ lọ ăn cả tuần.
Cáy là món ăn bổ dưỡng, dân dã ở các vùng quê là thực phẩm tự nhiên, bắt ở rừng vẹt nên an toàn. Cáy biển tự nhiên nên rất ngọt, chắc thịt, giàu canxi. Cáy nấu được nhiều món ăn vừa hấp dẫn, ngon miệng và lại rất bổ dưỡng như cua đồng. Cáy có thể nấu canh mùng tơi, rau ngót, rau nhút khoai sọ, rau cải, bún riêu cua, cáy rang muối, đặc biệt món mắm cáy miễn chê… Dân vùng Giao Thủy cho rằng các mẹ sinh em bé vào mùa hè thèm canh cua thì canh cáy biển mát, lành (nhưng các mẹ có con nhỏ thì không nên nấu với mùng tơi).
Nhưng với người thành phố thì vẫn còn lạ lẫm. Theo Đông y, cáy có vị mặn, mùi tanh, tính hàn, tác dụng bổ khí huyết, liền gân xương, thông huyết mạch, trừ nhiệt tà, sang thương huyết ứ, giải nhiệt, kích thích ăn uống, dễ tiêu hóa, phù hợp với những ngày hè oi nóng.
Khác với cua đồng, cáy biển có thể ăn quanh năm và hoàn toàn tự nhiên từ biển. Nhưng cáy biển có đặc điểm là lúc nào ăn mới xay thì sẽ cho nhiều riêu hơn là xay sẵn. Vì vậy mới có cáy biển cấp đông, đóng túi để ngăn đá có thể để được từ 2 đến 3 tháng
Đánh giá
Chưa có đánh giá nào.