Trong tôm có nhiều cholesterol không?

Trong tôm có nhiều cholesterol không? Đây là câu hỏi được rất nhiều người có vấn đề về tim mạch quan tâm. Ăn tôm như nào cho hợp lý? Hãy cùng hải sản Khang Tường trả lời câu hỏi này nhé!

Tôm và sức khỏe tim mạch

Theo các bác sĩ chuyên khoa đã khuyến cáo những đối tượng đã có cholesterol  không nên ăn nhiều tôm vì hàm lượng cholesterol cao. Tuy nhiên, tôm không góp phần gây ra bệnh tim hay làm tăng cao cholesterol. Vì vậy, người mắc bệnh tim mạch, tôm vẫn có thể là lựa chọn tuyệt vời cho chế độ ăn uống lành mạnh, cân bằng.

Một thực đơn lành mạnh chỉ cần khoảng 100 – 300mg cholesterol mỗi ngày. Theo Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ cho biết 100g tôm chứa 189mg cholesterol. Vì vậy, mọi người dựa theo dữ liệu này để lên kế hoạch thực đơn bữa ăn cho phù hợp.

Có một sự thật rằng không phải tất cả các cholesterol đều xấu. Các chuyên gia hiện khám phá ra rằng lipoprotein mật độ cao (HDL), hay còn gọi là cholesterol tốt. Chúng có thể cân bằng được tác động tiêu cực của lipoprotein mật độ thấp (LDL), hay cholesterol xấu, giúp sức khỏe được ổn định. Hay nói cách khác, cholesterol tốt có thể giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tim, trong khi cholesterol xấu ngược lại.

Ăn tôm đồng thời làm tăng mức cholesterol LDL và cả HDL.

Cứ 100g tôm chỉ chứa không tới 0,3g chất béo và hầu hết là không bão hòa. Tuy nhiên, hàm lượng chất béo trong tôm không có khả năng làm tăng mức cholesterol xấu.

Một nghiên cứu vào năm 2018, lưu ý chỉ ra hầu hết các loại thực phẩm có hàm lượng cholesterol cao cũng có nhiều chất béo bão hòa. Nhưng, lòng đỏ trứng và tôm là ngoại lệ. Chúng đều ít chất béo bão hòa, thậm chí còn nhiều chất dinh dưỡng khác.

Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ (AHA) đã liệt kê tôm vào danh sách những thực phẩm có thể làm giảm mức cholesterol ( ngoại trừ món tôm chiên)

Trong tôm có chứa axit béo omega-3 – một loại chất béo lành mạnh, có lợi cho hệ tim mạch và các chức năng khác của cơ thể.

Vì vậy, kết luận rằng, tôm là thực phẩm lành mạnh và không làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch mà tốt cho tim mạch.

Một số cách chế biến tôm tốt cho tim mạch

Để tôm giữ được nguyên vị và đảm bảo cho sức khỏe, bạn nên nầu theo các phương pháp sau:

  • Nướng,
  • Luộc
  • Xào với ít dầu;
  • Nêm với gia vị, tỏi và rau thơm;
  • Dùng vài giọt chanh tươi.

Không nên hoặc hạn chế các món sau:

  • Chiên hoặc xào với nhiều bơ hoặc dầu ăn;
  • Ăn kèm tôm với nước sốt kem hoặc bơ;
  • Kết hợp với quá nhiều muối;
  • Ăn kèm tôm với nhiều carbohydrate

Bạn cũng có thể ăn các món làm từ tôm sống như sashimi, sushi,.. Tuy nhiên tôm phải được làm sạch và bạn phải đảm bảo được nguốn gốc xuất sứ của tôm là SẠCH.

Tuy nhiên, người già, trẻ em, phụ nữ mang thai và những người có hệ miễn dịch yếu không nên ăn tôm sống.

 

 

 

 

Để lại một bình luận

0985 696 616